CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Địa chỉ: 59 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028.3520.2727 Fax: 028.3520.2424
- Website: ict-hcm.gov.vn
- Trung tâm Tần số Vô tuyến điện khu vực II
- Địa chỉ: Lô 6 – Khu E, khu đô thị An Phú An Khánh, phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028.3740.4179
Website: rfd.gov.vn; cuctanso.vn
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG TẦN SỐ, THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Những điều cần biết về sản xuất, kinh doanh và sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện
- Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
- Theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng.
Một số loại thiết bị vô tuyến điện đang được lưu thông và sử dụng phổ biến:
– Máy bộ đàm (HF, VHF, UHF);
– Máy bộ đàm và máy chủ (repeater);
– Hệ thống truyền thanh không dây; Thiết bị phát thanh AM, FM,…
Một số đơn vị, dịch vụ thường sử dụng thiết bị vô tuyến điện:
– Cơ quan công sở, trường học, bệnh viện,…;
– Dịch vụ nhà hàng, khách sạn, cà phê, karaoke;
– Dịch vụ bảo vệ, giữ xe, xây dựng công trình;
– Tụ điểm vui chơi giải trí, công trường, nông trường (quy mô lớn) có gắn hệ thống truyền thanh không dây, thiết bị phát thanh AM, FM,…
- Điều 16 Thông tư số 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ.
- Điểm c khoản 2 điều 77 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150W không có giấy phép.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Truy thu phí sử dụng tần số vô tuyến điện trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép.
- Sản xuất, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện
- Khoản 1 điều 4 Thông tư số 42/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 và Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện (máy bộ đàm) thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.
- Khoản 1 điều 87 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Bán máy bộ đàm không công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại nhưng không thực hiện công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy.
– Khoản 2 điều 87 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện (máy bộ đàm) thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường nhưng không thực hiện một trong các hoạt động sau đây: a) Chứng nhận hợp quy; b) Công bố hợp quy; c) Sử dụng dấu hợp quy.
– Khoản 3 điều 87 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được chứng nhận.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thiết bị vô tuyến điện đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng; tái chế hoặc tái xuất thiết bị vô tuyến điện nhập khẩu vi phạm quy định.
III. Quy định về dấu hợp chuẩn hợp quy trên thiết bị:
- Hình dạng: Dấu hợp quy có hình dạng mô tả tại Hình 1
Hình 1 – Hình dạng của dấu hợp quy
- Nội dung:
– ICT: Tên viết tắt tiếng Anh của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
– NAME: Thông tin quản lý do tổ chức, cá nhân đăng ký với Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy.
- Kích thước cơ bản:
Kích thước cơ bản để thiết kế dấu hợp quy như Hình 2:
Chú thích: H = 1,5 a h = 0,75a C = 10a
- Những điều cần biết về kinh doanh và sử dụng thiết bị điện thoại không dây (mẹ bồng con) chuẩn DECT 6.0
- Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
- 1. Theo kết quả đo đạc, kiểm tra, kiểm soát sóng vô tuyến điện của cơ quan chức năng cho thấy: Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có một số tổ chức, cá nhân đang sử dụng máy điện thoại không dây kéo dài (dạng mẹ bồng con) chuẩn DECT 6.0 không hợp quy chuẩn có xuất xứ từ các khu vực Mỹ – La tinh, Trung Quốc, Nhật được nhập khẩu không chính thức vào Việt Nam dưới hình thức hàng nhập lậu, xách tay không qua kiểm soát của hải quan, không được đăng kiểm, công bố hợp chuẩn hợp quy. Các thiết bị này khi hoạt động thường gây ra tình trạng can nhiễu, kém chất lượng cho hệ thống điện thoại di động ở Việt Nam, cụ thể là gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng 3G băng tần 1900MHz-1930MHz của Công ty thông tin di động Mobi-Fone đã được cấp phép hoạt động đúng quy định pháp luật.
Tại Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng điện thoại không dây kéo dài đã được hợp chuẩn theo quy định của Nhà nước tại Thông tư số Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Điểm c Khoản 3 Điều 90 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông công cộng di động.
- Sản xuất, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện
- Khoản 1 điều 4 Thông tư số 42/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 và Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện (điện thoại không dây kéo dài chuẩn DECT 6.0) thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.
- Khoản 1 điều 87 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Bán máy bộ đàm không công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại nhưng không thực hiện công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy.
– Khoản 2 điều 87 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện (máy bộ đàm) thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường nhưng không thực hiện một trong các hoạt động sau đây: a) Chứng nhận hợp quy; b) Công bố hợp quy; c) Sử dụng dấu hợp quy.
– Khoản 3 điều 87 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được chứng nhận.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thiết bị vô tuyến điện đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng; tái chế hoặc tái xuất thiết bị vô tuyến điện nhập khẩu vi phạm quy định./.