Từ ngày 24/4/2017, Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, toàn bộ người dân trên cả nước sử dụng dịch vụ thuê bao di động sẽ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ cá nhân như sau:
- Xuất trình giấy tờ tuỳ thân có liên quan như Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/ Hộ chiếu khi thực hiện đăng ký lại thông tin thuê bao, bổ sung thông tin thuê bao, đăng ký SIM mới; Cho phép giao dịch viên chụp ảnh khuôn mặt để lưu hồ sơ; Ký tên chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của giấy tờ đã xuất trình.
- Người dân chỉ được sử dụng SIM di động cho bản thân mình, con đẻ hoặc con nuôi dưới 14 tuổi và những người thuộc quyền giám hộ của mình theo quy định pháp luật; Người dân được phép sử dụng SIM di động cho các thiết bị dùng cho bản thân mình hoặc gia đình mình.
- Người dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng các SIM di động đã được cung cấp. Trong mọi trường hợp khi không sử dụng SIM di động đã đăng ký, người dân phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng SIM di động hoặc yêu cầu nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ, thu hồi SIM di động đã cấp.
- Trường hợp người dân không thực hiện thủ tục đăng ký lại thông tin thuê bao theo yêu cầu sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ (01 chiều sau 15 ngày, 02 chiều sau 15 ngày kế tiếp) và bị thu hồi số thuê bao sau 60 ngày kể từ ngày đầu tiên nhà mạng gửi thông báo yêu cầu chủ thuê bao đăng ký lại thông tin thuê bao.
Trường hợp người dân chuyển quyền sử dụng SIM mà không thực hiện thủ tục chuyển quyền hoặc có hành vi giả mạo; sử dụng giấy tờ của các cá nhân khác để mua SIM di động sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng./.
Ban biên tập Website.